Từ khi Việt Nam hội nhập với thị trường thế giới, thì số lượng doanh nhân có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài cũng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là môi trường kinh tế tự do như Mỹ. Họ đang có xu hướng đi theo dạng visa nước ngoài hot nhất trong giới đầu tư hiện nay - đó là visa doanh nhân L1 (visa đầu tư L1). Một trong các điều kiện để được sở hữu tấm thị thực quyền lực này là bạn phải có một công ty tại nước họ hoặc đầu tư và thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có thể “cấm rễ” trên đất khách, chúng ta nên tìm hiểu kỹ về dạng công ty có thể thành lập tại Mỹ để có sự lựa chọn hợp lý nhất.
Thời gian xin visa Mỹ vốn đã rất dài, nhưng nếu chỉ gặp một chút rắt rối nhỏ thôi cũng đủ khiến bạn phải "làm lại từ đầu". Trong đó, nhiều nhà kinh tế muốn Mỹ tiến nhưng lại không nắm rõ các quy định về thành lập công ty tại nước bạn nên đã có những lựa chọn sai lầm. Vì thế, để giúp những ai đang tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu 4 dạng công ty cơ bản có thể thành lập tại Mỹ để xin visa đầu tư L1:
Công ty cổ phần (Corporation)
- Muốn thành lập dạng công ty này ở Mỹ cần phải đăng ký thành lập công ty.
- Lợi điểm: Bảo vệ cho những cổ đông khỏi trách nhiệm cá nhân, ví dụ trong trường hợp công ty phá sản thì tài sản cá nhân của cổ đông sẽ không bị ảnh hưởng.
- Khuyết điểm: Đóng thuế 2 lần, thuế doanh nghiệp và thuế cá nhân cho mỗi cổ đông.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company)
- Nếu muốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nhân cũng cần phải đăng ký thành lập công ty.
- Lợi điểm: Bảo vệ cho tài sản cá nhân. Ví dụ trong trường hợp công ty phá sản thì tài sản cá nhân sẽ không bị ảnh hưởng.
- Thủ tục và việc đóng thuế rất đơn giản, lợi nhuận của công ty sẽ được đưa vào thu nhập cá nhân để đóng thuế hằng năm.
Đối với 2 dạng công ty nêu trên, mỗi năm cần đóng khoảng $800 tiền thuế để công ty được hoạt động (bang California). Mức phí này có thể khác nhau tùy theo tiểu bang.
Công ty dạng hợp tác (Partnership): không cần đăng ký thành lập công ty.
- Lợi điểm: Thủ tục đơn giản. Chỉ cần có hợp đồng được ký kết giữa các thành viên và đăng ký tên với chính quyền địa phương cấp quận (county).
- Khuyết điểm: Các thành viên phải chịu trách nhiệm cá nhân về tất cả các vấn đề của công ty.
Hộ kinh doanh cá thể (Sole Proprietorship)
- Lợi điểm: Đơn giản, không cần đăng ký thành lập công ty mà chỉ cần đăng ký tên với chính quyền địa phương cấp quận (county).
- Khuyết điểm: Không được bảo vệ trách nhiệm cá nhân, nếu bị kiện tụng sẽ ảnh hưởng đến tài sản cá nhân.
Tóm lại, dù chọn thành lập công ty theo dạng nào thì quý vị cũng đều có thể xin visa Mỹ diện đầu tư L1. Tuy nhiên, tùy theo ngành nghề kinh doanh, trách nhiệm pháp lý và tài sản của bạn mà chọn dạng công ty có thể thành lập tại Mỹ cho phù hợp cho mình.