Passport phổ thông - Những điều cần biết (phần 2)

Trong tiếng Việt, Passport được gọi là Hộ chiếu. Đây là một loại giấy tờ tùy thân để công dân xuất – nhập cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp. Hiểu một cách đơn giản hơn, thì Hộ chiếu được xem là Giấy chứng minh nhân dân quốc tế để ra nước ngoài và trở về Việt Nam.

Ở nội dung Passport phổ thông - những điều cần biết (phần 1), quý khách đã được tìm hiểu một số thông tin về Passport (Hộ chiếu). Hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây, để biết toàn bộ những thông tin hữu ích về loại giấy tờ quan trọng này.

1. Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 136/2007/NĐ-CP xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam;
  • Thông tư 29/2016/TT-BCA hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam;
  • Thông tư 219/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất, nhập, quá cảnh, cư trú;
  • Điều 20 Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội. 
  • Luật số 47/2014/QH13, quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam do Quốc hội ban hành.

2. Hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu

Chuẩn bị hồ sơ xin Hộ chiếu theo quy định pháp luật
Chuẩn bị hồ sơ xin Hộ chiếu theo quy định pháp luật

Công dân muốn được cấp Passport (Hộ chiếu) thì chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Mẫu X01 (là mẫu đơn xin cấp Passport (Hộ chiếu), được ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 29/2016/TT-BCA. Quý khách tải mẫu đơn X01 tại đây, và điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn.
  • 02 hình thẻ, kích thước 4cm x 6cm chụp trên nền trắg. Lưu ý: hình chụp mặt thẳng, tóc không được phủ xuống mặt, không đeo kính.
  • Nếu trẻ em dưới 09 tuổi, xin cấp hộ chiếu chung với cha mẹ thì nộp 02 ảnh 3cm x 4cm, cũng chụp hình theo các yêu cầu đã nêu trên.
  • Trẻ em dưới 14 tuổi thì chuẩn bị giấy khai sinh (bản sao y), nếu không có bản sao y thì chuẩn bị bản photo và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu thông tin.

Nơi nộp hồ sơ: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh nơi tạm trú thì xuất trình thêm sổ tạm trú.

Lưu ý: Ngoài các loại giấy tờ đã nêu trên, tùy vào từng trường hợp cụ thể công dân chuẩn bị thêm các giấy tờ khác theo yêu cầu như: Hộ chiếu cũ,…

3. Lệ phí cấp hộ chiếu

Lệ phí cấp Hộ chiếu được quy định như sau:

  • Nếu cấp mới, lệ phí là: 200.000 đồng
  • Nếu cấp lại do bị hỏng hoặc bị mất, lệ phí là: 400.000 đồng.

5. Các hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính thường gặp liên quan đến hộ chiếu

Cơ quan có thẩm quyền có quyền kiểm tra đột xuất Hộ chiếu của công dân, nếu vi phạm các điều dưới đây công dân sẽ bị xử phạt theo quy định. Cụ thể:

Hành vi vi phạm

Mức phạt

Công dân làm mất hoặc hư hỏng hộ chiếu nhưng không khai báo ngay với cơ quan có thẩm quyền.

Phạt tiền từ 5 trăm - 2 triệu đồng

Công dân tự ý tẩy xóa, sửa chữa hoặc làm sai lệch thông tin, hình thức của Hộ chiếu.

Công dân khi làm Hộ chiếu, không khai báo đúng thông tin hoặc dùng hộ chiếu hết giá trị sử dụng để xuất – nhập cảnh.

Công dân lấy hộ chiếu của mình cho người khác sử dụng.

Phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng

Công dân sử dụng hộ chiếu giả để xuất – nhập cảnh.

Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng 


Sự tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về những điều cần biết về Passport phổ thông chắc chắn sẽ giúp quý khách sớm hoàn tất thủ tục này. Hy vọng qua nội dung chia sẻ trên đây, quý khách đã hiểu rõ hơn về Hộ chiếu (Passport) để chuẩn bị hành trang cho chuyến đi sắp tới của mình.

Các Bài Viết Liên Quan