Hướng dẫn thủ tục cấp công văn nhập cảnh xin visa Việt Nam cho người nước ngoài

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang là một điểm đến vô cùng thu hút của nhà đầu tư và du khách là người nước ngoài. Vì vậy, các dịch vụ liên quan đến việc nhập cảnh của người nước ngoài cũng tăng lên nhanh chóng.

Người nước ngoài muốn đầu tư hay du lịch, hoặc Việt Kiều không còn mang quốc tịch Việt Nam bắt buộc phải xin công văn nhập cảnh, quý khách theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây để biết thông tin về thủ tục xin visa Việt Nam.

1. Xin công văn nhập cảnh và xin visa thị thực cho người nước ngoài

Hồ sơ xin công văn nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài
Hồ sơ xin công văn nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài

Quý khách tiến hành xin công văn nhập cảnh qua 5 bước dưới đây.

Bước 1: Xin công văn nhập cảnh

Đương đơn xin công văn nhập cảnh hay còn gọi là thư mời nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất - nhập cảnh.

Hồ sơ xin công văn nhập cảnh như sau:

  • Mẫu đơn NA2, là văn bản dùng để đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức.
  • Giấy đăng ký mẫu dấu.
  • Chữ kỹ mẫu của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Bước 2: đương đơn đem công văn nhập cảnh đi photocoppy và sao y công chứng theo quy định.

Bước 3:  đem công văn nhập cảnh có sao y công chứng nộp cho Đại Sứ Quán / Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam. 

Bước 4: Đương đơn nhận thị thực tại Đại Sứ Quán hoặc Tổng Lãnh Sự Quán của Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại Cửa khẩu quốc tế.

2. Các đối tượng được cấp thị thực và kí hiệu thị thực 

Căn cứ pháp lý: điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Theo quy định pháp luật, có 20 loại kí hiệu thị thực. Tuy nhiên, 5 loại thị thực dưới đây là phổ biến nhất.

Ký hiệu

Loại thị thực

Thời hạn

ĐT

  • Thương nhân hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam.
  • Người nước ngoài hoạt động ngành nghề luật sư tại Việt Nam.
  • Lưu ý: thủ tục xin công văn nhập cảnh cho nhà đầu tư nước ngoài khá phức tạp, quý khách cần tìm hiểu kỹ lương thông tin.

Không quá 03 tháng

DN

Cấp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.

Không quá 03 tháng

NN2

  • Cấp cho người nước ngoài đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh.
  • Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

Không quá 03 tháng

TT

  • Người nước ngoài được cấp thị thực theo diện:  ĐT, NN1, NN2, LĐ thì vợ/chồng/con của người nước ngoài được cấp thị thực theo diện TT
  • Hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

Không quá 1 năm

Cấp cho người vào lao động.

Không quá 1 năm


3. Điều kiện cấp thị thực

Người nước ngoài thuộc các trường hợp dưới đây sẽ được cấp visa Việt Nam:

  • Người nước ngoài phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn thời hạn.
  • Có thư mời thừ cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tại Việt Nam.

Ngoài ra, các thị thực ĐT, DN và TT có một số yêu cầu riêng như sau:

  • Visa diện ĐT: phải có giấy tờ, hồ sơ chứng minh hoạt động đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư.
  • Visa diện DN: phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
  • Visa diện TT: phải có giấy tờ, hồ sơ, bằng chứng để chứng minh mối quan hệ huyết thống của công dân Việt Nam với người nước ngoài.

Trước đây, thủ tục hành chính tại Việt Nam có chất lượng rất kém, nhưng một vài năm trở lại đây đã có sự thay đổi tích cực đã mang Việt Nam đến gần hơn với bạn bè trên thế giới, với những kinh nghiệm thực tế được chia sẻ trên đây, kính chúc quý khách sớm hoàn tất thủ tục xin visa Việt nam.

Các Bài Viết Liên Quan